Trước hết xin chúc mừng Bổn Mạng tất cả chúng ta ngày 01 – 11 – 2021: Xin Thiên Chúa Tình Yêu qua lời chuyển cầu của các Thánh Nam Nữ ban cho mỗi người chúng ta niềm An Bình – Tình Yêu và Hạnh Phúc.
Mừng Bổn Mạng chị: Xê-xi-li-a Nguyễn Thị Hà Mục (ngày 22 tháng 11) – Mừng Bổn Mạng anh André Nguyễn Tuấn Khanh (ngày 30 tháng 11): Chúc chị Hà Mục và anh Khanh một ngày tràn đầy niềm vui
Tóm Tắt Chương 4 : Một Tâm hồn rộng mở ra thế giới bên ngoài
Trong chương này, chúng ta xem xét và đào sâu một vấn đề rất có tính thời sự và cách chúng ta có thể giải quyết nó một cách có trách nhiệm theo tinh thần Tin Mừng. Vấn đề di dân, được thảo luận chi tiết ở đây, tất nhiên đay là một sự kiện phức tạp mà không hề có sẵn giải pháp rốt ráo. Lý tưởng vẫn là tránh di cư không cần thiết bằng cách tạo ra càng nhiều càng tốt khả năng sống tại địa phương cách an toàn và xứng đáng. Nhưng cũng đồng thời, mọi người đều có quyền tìm kiếm cho bản thân và gia đình một nơi để họ có thể phát triển toàn diện như một con người. Đối với người di cư, bốn động từ phải luôn đi đầu: đón nhận, bảo vệ, đánh giá cao và hòa nhập. Điều này có thể được cụ thể hóa bằng cách tạo dễ dàng cho việc xin thị thực visa, bằng cách phát triển các hành lang nhân đạo cho những người tị nạn thực sự trong tình huống khẩn cấp, bằng cách cung cấp đầy đủ nhà ở và hỗ trợ xã hội cần thiết, với quyền hòa nhập vào hệ thống giáo dục và bảo đảm tự do tôn giáo. Khi người di cư nhận quốc tịch phải trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng với các công dân khác của đất nước. Để đạt được tất cả những điều này, cần có sự hợp tác giữa các cơ quan khác nhau trong nước liên quan đến việc tiếp nhận người tị nạn và người di cư.
Sự xuất hiện của những người từ các nền văn hóa khác nhau không nên được xem ngay như là một mối đe dọa , nhưng đúng hơn là được xem như là sự làm giàu tương hỗ nhau. Đừng quên có bao nhiêu quốc gia đã hình thành nhờ sự di cư xuyên lục địa, chẳng hạn như hãy nghĩ đến toàn bộ lục địa Châu Mỹ ngày nay. Vì vậy, thực sự cần thiết phải có những nỗ lực tích cực để đạt được mối quan hệ hòa hợp hơn giữa Đông và Tây, có tính đến và tôn trọng những khác biệt về văn hóa, lịch sử và tôn giáo. Đây là lý do tại sao một lần nữa lại có lời cầu xin cho một trật tự thế giới pháp lý, chính trị và kinh tế mới có thể thúc đẩy và quản lý chính xác những vấn đề mới này ở cấp độ toàn cầu. Điều quan trọng ở đây là có chỗ để những người nghèo nhất cũng có thể nói lên tiếng nói của họ và tham gia vào quá trình ra quyết định. Các quyết định thường được đưa ra về họ mà không có bất kỳ hình thức tham gia nào từ phía họ. Khía cạnh của sự tự do cũng phải tiếp tục đóng vai trò thái độ cơ bản: khi mọi người gõ cửa nhà chúng ta, và điều này cũng áp dụng trong lĩnh vực cộng đồng nói chung, chúng ta không nên ngay lập tức tự hỏi mình những lợi ích mà họ đang mang lại cho chúng ta. Tiêu chí phải được duy trì là chúng ta tiếp tục coi mọi người là một phần của đại gia đình nhân loại, và không bị mắc kẹt vào những khác biệt tồn tại. Các cực của “toàn cầu hóa” và “địa phương hóa” sẽ luôn hiện hữu và không thể đơn giản bị loại bỏ hay phủ định, nhưng chúng ta phải đảm bảo rằng chúng được đưa trở lại trạng thái cân bằng khả thi. Toàn cầu hóa không nhất thiết phải cản trở sự tôn trọng và tăng trưởng của địa phương, nhưng nó cũng có thể làm phong phú thêm. Tôi đến với người khác từ nguồn gốc của chính mình, điều này tôi không cần phủ nhận, nhưng đồng thời tôi cũng cởi mở với nguồn gốc của người kia. Phát triển theo hướng phổ quát hơn không có nghĩa là bình thường hóa mọi thứ và phủ nhận lịch sử của chính chúng ta và nguồn gốc của chúng ta. Không, chúng ta không được xây Tháp Babel, vì đó chỉ là biểu hiện của lòng kiêu hãnh và tham vọng bất chính. Đó là về hành động cục bộ ở cấp địa phương, nhưng luôn cởi mở với tầm nhìn rộng hơn. Cô lập bản thân khỏi điều này là cực phát triển của chủ nghĩa dân tộc xấu xa và chủ nghĩa dân túy, thật không may, đang ngày càng nổi lên. Bất kỳ nền văn hóa nào cũng phải cởi mở với những giá trị phổ quát. Tình yêu đối với đất nước của chính mình không mâu thuẫn với sự cởi mở nồng nhiệt và hội nhập của một nhân loại toàn cầu hơn. Chúng ta hãy xem cả cộng đồng nhân loại là một đại gia đình, và trong mỗi gia đình cũng có nhiều khác biệt nội tại, nhưng không vì thế mà lại không vượt qua được.
Ngày nay, đề tài di cư không thể để mọi người thờ ơ và một lần nữa chúng ta phải nhìn thấy những gì bản thân chúng ta với tư cách là cá nhân và với tư cách là một cộng đồng nhỏ có thể làm để phát triển sự cởi mở hơn và thái độ tích cực đối với người di cư. Chúng ta đang phải đối mặt với những người di cư trong các lĩnh vực chăm sóc và giáo dục và điều này sẽ đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của chúng ta để giúp họ hội nhập hoàn toàn, để họ cảm thấy như là đang ở nhà của mình trong vòng tay chăm sóc và dạy dỗ của chúng ta và họ không bị coi là công dân hạng hai. Ngay trong Hội Dòng, việc quốc tế hóa đang phát triển rất mạnh mẽ, và vì thế, tại điểm này, chúng ta được mời gọi cần cổ vũ việc quốc tế hóa này một cách tích cực và thực sự tận dụng được tính chất này. Đó há chẳng phải là làm cho phong phú thêm đặc sủng của chúng ta sao khi có thể hình thành trong rất nhiều nền văn hóa khác nhau và tiếp tục phát triển? Cuộc sống trong các cộng đồng quốc tế là một thách thức, nhưng trên hết là một món quà và sự làm giàu tương hỗ nhau, với điều kiện là sự tôn trọng lẫn nhau chiếm ưu thế và không có ưu thế của người này hay người kia bắt đầu ngự trị. Nhiều tu sĩ đang làm sứ vụ truyền giáo đã trải nghiệm cuộc sống của mình trong một nền văn hóa hoàn toàn khác như một cách làm cho cá nhân mình thêm phần phong phú thực sự, khám phá ra những giá trị mới mà hầu như chúng bị bỏ quên ở những nơi khác trên thế giới. Đồng thời, họ có thể chia sẻ nền văn hóa của riêng mình với những người khác và làm cho họ được phong phú hôn. Bây giờ chúng ta có đủ và sẵn sàng mở ra hướng khác, khi các anh em từ miền nam hoặc miền đông sống ở các vùng phía bắc và góp phần vào việc làm cho đặc sủng được uốn nắn phù hợp hơn không? Lối cảm nghĩ cho mình ở đẳng cấp “cao” tự tôn vẫn còn là một khuyết điểm nguy hiểm cần phải được đánh gục ở mọi lúc.