Cảm tạ Chúa đã gìn giữ chúng ta qua một tháng 08 bình an với Thánh Lễ Tạ Ơn ngày 01 – 08 – 2021, tiếp theo là bữa ăn gia đình Thánh Thể. Chúng ta cũng có thời gian sinh hoạt và chia sẻ với nhau về sinh hoạt của mỗi Giáo Phận. Kết thúc ngày gặp gỡ này bằng giờ Chầu Tạ Ơn.
Tháng 08 – 2021: Tỉnh Dòng Việt Nam tiễn đưa Soeur Têrêsa Đoàn Thị Minh Tâm về Nhà Cha. Xin Chúa thương đón nhận chị trong cuộc sống vĩnh hằng.
25 tháng 09, chúng ta cùng hiệp thông chia sẻ niềm vui với 62 năm Hồng Ân Sư Sống Chúa ban cho anh:
André Nguyễn Tuấn Khanh.
Xin Chúa chúc lành và ban cho anh Khanh nhiều niềm vui trong ngày sinh nhật sắp tới này.
Xin quý anh chị cũng thêm lời cầu nguyện cho 15 em trẻ của Tỉnh Dòng Việt Nam chuẩn bị dấn thân giúp các nạn nhân nhiễm Dịch tại các trung tâm trong hai tuần đầu của tháng 09 này. Xin Chúa Thánh Thể đồng hành với các em và gìn giữ bảo vệ các em trong vòng tay yêu thương của Người.
2. Một người ngoại quốc trên đường đi
Bằng một cách thế đặc biệt của Dòng Tên, như một định hướng phản xạ, ĐTC Phanxicô mổ xẻ dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu để xây dựng con đường đi đến một tình yêu xã hội và đoàn kết thật sự. Viện dẫn đến câu hỏi của Chúa hỏi Ca-in sau khi Cain giết Abel, em mình “Em con đâu rồi?” (Stk 4, 9) với câu trả lời đầy bất ngờ: “Bộ tôi là người giữ em tôi sao?” Người ta bị trở ngược lại trung tâm của vấn đề: người ta có thể tự rút ra khỏi những quan tâm đến người khác, những người lân cận một cách thảm thương. Từ quan điểm này, truyền thống Do Thái đã nâng tình yêu người lân cận thành một giới răn. Nhưng điều này còn quá giới hạn chỉ dành riêng cho những thành viên trong bộ lạc. Chính điều giới hạn này mà Chúa Chúa Giêsu đã phá vỡ hoàn toàn qua dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu và tạo ra từ giới răn của tình yêu một giới răn phổ quát không loại trừ một ai. Ký ức mình đã từng là người ngoại quốc giúp họ phát triển sự quan tâm đặc biệt đối với người ngoại quốc.
Câu chuyện dụ ngôn mô tả tương phản hoàn toàn giữa những người xử lý theo nguyên tắc và tiếp tục con đường của họ mà không bị phiền phức và người Samaritanô chạnh lòng trước người khách lạ trên đường. Khi đó câu hỏi Chúa Giê-su đưa ra là chúng ta muốn đồng hóa với ai, là một câu hỏi đối chất. Hôm nay chúng ta phải kết luận rằng chúng ta đã đạt được những bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực, nhưng chúng ta thường làm ngơ trước điều liên quan đến trách nhiệm cụ thể với đồng loại đang cần đến mình. Thông thường, đối với nhiều người, mối quan hệ chính vẫn là không muốn làm phức tạp những vấn đề của người khác. Tuy nhiên, con đường duy nhất còn lại cho chúng ta, đó chính là con đường được người Samaritanô dùng: mở lòng ra với người thân cận bị tổn thương và cản trở việc phát triển một xã hội nơi mà những người yếu thế bị loại trừ. Thực thế, việc thờ ơ với đau khổ của những người thân cận của chúng ta đi ngược lại bản chất của con người tự nhiên của chúng ta, bởi vì chúng ta được tạo nên như những con người và được mời gọi trở nên người thân cận của nhau. Mỗi ngày chúng ta đều bị đối mặt với cùng một lịch sử, và vấn đề đặt ra là biết chọn con đường nào để đi: con đường của thầy tư tế và người Lê-vi, thờ ơ trước đau khổ của người khác, theo đuổi con đường của họ, hoặc con đường của người Samaritanô cảm thương trước nỗi đau của người khác. Đó là hai loại người mà chúng ta gặp thấy ngày nay. Do đó câu chuyện về người Samaritanô nhân hậu vẫn còn là một câu chuyện rất thời sự.
Thực thế, Câu chuyện bắt đầu bằng băng cướp tấn công nạn nhân. Cũng thế điều đó là một thực tại đáng tiếc khi nhìn thấy ngày nay có biết bao nhiêu cuộc tấn công mà con người là nạn nhân. Làm thế nào để chúng ta kiềm chế việc đó, chúng ta làm gì để tránh điều đó và chúng ta làm gì để giúp đỡ các nạn nhân của sự tấn công này.
Điều gây ấn tượng hơn là Chúa Giê-su sử dụng việc dẫn chứng về thầy tư tế và thầy Lê-vi, là hai tu sĩ phải tôn trọng nghiêm túc các điều luật. Ở đây, làm nổi rõ mối nguy hiểm chỉ tham gia duy nhất vào việc thờ phượng trong lòng Giáo hội, đồng thời bỏ qua mọi lo lắng cụ thể về người khác. Tin vào Thiên Chúa và tôn thờ Người trong nhà thờ không đủ bảo đảm việc sống thực ý muốn của Thiên Chúa. Những lời của Thánh John Chrysostom thật ấn tượng, khi cho thấy rằng chúng ta thích tôn thờ một bức tượng Đức Giê-su tuyệt đẹp hơn là một Đức Giê-su trần truồng trên thập giá.
Những con người, như thầy tư tế và thầy Lê-vi, nhắm mắt làm ngơ trước đau khổ của một kẻ bị rơi vào tay bọn cướp, trở thành đồng phạm với tội ác được gây ra! Họ tiếp tục nói như thế, tội ác này. Có điều gì đó để suy nghĩ một cách sâu sắc.
Đôi khi chúng ta nghe nói rằng những con người nhân loại khác cần sự an toàn và việc chăm sóc là trách nhiệm tối đa của phủ chính, của xã hội. Đúng thế, nhưng điều dó không ngăn cản chúng ta vén tay áo lên khi chúng ta gặp một người đau khổ. Từ chối trách nhiệm là một sai lầm. Ngược lại, điều quan trọng là, như người Samaritanô đã làm, thu hút và khuyến khích những người khác giúp chúng ta chăm sóc lẫn nhau. Bởi vì cùng nhau, chúng ta luôn luôn có thể làm nhiều hơn là một thân một mình.
Cũng ghi nhận rằng không một lời cám ơn nào được phát ra trong dụ ngôn. Người Samaritanô bỏ đi mà không chờ đợi phản hồi từ người mà anh ta đã giúp đỡ. Chính việc tận tâm phục vụ mang lại cho anh ta sự hài lòng lớn nhất, với anh ta như vậy là đủ rồi, bởi vì anh ấy chỉ làm phận vụ của mình.
Câu chuyện về Người Samaritanô nhân hậu lật ngược mọi hạn chế đã len lỏi vào trong điều răn yêu thương. Mọi ranh giới văn hóa và lịch sử ở đây đều vô giá trị. Mỗi người phải cảm thấy được mời gọi để trở thành người thân cận của người khác, không giới hạn. Chắc chắn, đều này cũng vững vàng khi Chúa Giê-su đã lấy tấm gương người Samaritanô, người bị người Do Thái coi như là ô uế và phải xa tránh. Vậy những cây cầu được xây lên từ hai phía!
Lý do cuối cùng là việc làm mà dụ ngôn này phải luôn luôn được đọc cùng với các tiêu chuẩn phán xét trong các tiêu chuẩn Chúa Giê-su tuyên bố rằng bất cứ điều gì người ta làm cho người nghèo nhất và người yếu nhất là làm cho chính Người. Chính Chúa Giêsu hiện diện trong mỗi anh chị em bị bỏ rơi và bị loại trừ.
Cũng phải mất một thời gian để đẩy lui mọi hình thức nô lệ và một vài hình thức bạo lực, nhưng với sự phát triển thực tại của thần học về lãnh vực này, chúng ta không có thêm lý do bào chữa. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là can đảm hủy bỏ mọi hình thức chủ nghĩa dân tộc độc quyền và thù nghịch với người ngoại quốc.
Dụ ngôn về Người Samaritanô nhân hậu cũng là một hình ảnh thực cho Hội Dòng của chúng tôi, nơi sức hút của lòng bác ái rất hiện hữu. Không phải là không có lý do mà khung cảnh này đã được chọn cho khung kính màu đã được đặt tại Vương Cung Thánh Đường quốc gia của Koekelberg ở Brussels nhân ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 150 của Hội Dòng. Chúng ta cũng có thể tìm ra nó trên bia đá tưởng niệm được đặt trong nhà nguyện của các anh em ở Eindhoven, trên một khung kính mầu tại nhà an nghỉ cộng đồng ở Zelzate và trên nhà tạm của tập viện quốc tế ở Nairobi. Nhưng đồng thời chúng ta cũng không ngừng được mời gọi để khôi phục và vượt lên trên mọi giới hạn về lòng bác ái của chúng ta. Và rồi hành động bằng tình yêu cụ thể mà chúng ta phải trao tặng cho những người thân cận có nhu cầu đang đi ngang qua con đường của chúng ta, giống như cách mà chúng tôi, là cộng đoàn, chúng tôi mở lòng ra với những người nghèo trong khu phố của chúng tôi, là cách mà chúng tôi tiếp tục dành quan tâm ưu tiên đến những người nhỏ bé hơn và để xác định việc lựa chọn của chúng tôi.