Bài tường thuật Tin Mừng này vừa trình bày cho chúng ta những giai đoạn trong hành trình đức tin của các môn đệ vừa cho chúng ta hiểu được cách Chúa Giêsu cùng đồng hành với môn đệ của mình trong hành trình đức tin của họ. Trong hành trình thiêng liêng, chúng ta có thể ở vào một trong hai tình huống của hành trình này, hoặc là tình huống người lữ hành hoặc là tình huống người đồng hành. Trong bài tường thuật Tin mừng này có nêu ra một số lời của Chúa đối đáp với hai môn đệ, những lời đối thoại này đan chéo lẫn nhau và như vậy lại tạo thuận lợi cho cả hai thái độ : hành trình lữ hành và hành trình đồng hành. Ở đây, chúng ta chỉ chú ý đến hành trình đồng hành mà thôi. Đối với hành trình đồng hành và các giai đoạn trải qua trong hành trình này, đối với một số lời đối đáp và cách thức diễn đạt của nó, chúng ta cần có một số ơn cần thiết để nhận biết diễn tiến hành trình này.
4.1. Đức Giêsu Kitô, là người đồng hành.
Theo cách Chúa Giêsu đồng hành cùng hai môn đệ này, chúng ta có được một kiểu mẫu đồng hành. Chúng ta sẽ thấy kiểu cách đồng hành của Chúa Giêsu xuyên qua từng giai đoạn một :
– Ngài tháp tùng vào nhóm và cùng đi một đường
– Ngài hỏi họ (2 lần), Ngài lắng nghe họ trả lời.
– Ngài đặt ra cho họ những khúc mắc như lời thách thức, và Ngài gíup họ vượt qua để bước qua một giai đoạn khác.
– Ngài giúp họ mở lòng để hiểu Kinh Thánh hơn, ngài giải thích.
– Ngài ở lại với họ, ngài dành thời gian đàm đạo với họ.
– Ngài cùng ngồi vào bàn ăn với họ, ngài dâng lời chúc tụng, bẻ bánh ra và tạ ơn (cử hành Thánh Thể).
– Ngài trở nên vô hình trước mặt hai môn đệ này. Bấy giờ, các môn đệ này có thể tiếp tục hành trình của mình với tràn đầy tự tin.
Mỗi người trong chúng ta có thể phù hợp với mỗi giai đoạn nào đó trong hành trình này và có thể tương ứng với thái độ nào đó trong quá trình đồng hành với người chị em của mình, có khi giai đoạn này mình thấy hợp hơn còn giai đoạn khác thì mình lại thấy ít phù hợp hơn. Do đó, ơn chúa ban sẽ biến thiên theo sự thích ứng của mình nhưng mọi ơn chúa ban đều cần thiết như nhau để cho quá trình đồng hành theo cách của Chúa Giêsu được thực hiện đúng cách.
Lời đối đáp trên đường lữ hành
Để bước đi trên con đường đức tin của chúng ta, cần có một số lời nói đối đáp cần thiết.
Lời nói dưới dạng hỏi han, kể chuyện, công bố.
Lờo nói mang tính làm sáng tỏ vấn đề, lời mời gọi, lời chúc lành.
Lời giúp nhận biết thực hư, xác nhận khẳng định, lời làm chứng tá.
Làm sao chúng ta có thể cùng nhau tiến bước và đi đến nơi về đến chốn nếu như không có những lời hội thọai này, những lời đối đáp này không những giúp cho hành trình diễn ra suông sẻ mà còn chính là những con đường đưa chúng ta tới sự sống.
Tường thuật Tin Mừng 2 môn đệ trên đường Em-mau có rất nhiều hướng suy tư phong phú, tường thuật này có thể được đọc đi đọc lại trong viễn cảnh suy niệm này. Biết bao lời nói ra trong hành trình giữa đi làng Em-mau và trở về Jerusalem, mỗi lời nói ra đều mang một sắc thái độc nhất vô nhị. Với sự tế vi và chín chắn, những lời thoai này diễn tả được hết những thành tố hình thành nên hành trình đi kiếm tìm Thiên Chúa, từ chỗ nhụt chí mất can đảm đến chỗ mạnh dạn loan báo Đấng Phục Sinh.
Hai môn đệ này cũng có những lời thoại theo nhiêu cấp độ khác nhau đễ thể hiện hành trình của riêng mình.
– Câu chuyện về sống chết: Trước hết, trên đường đi, họ vừa đi vừa nói chuyện với nhau, họ nói về những biến cố và cảm nghiệm của họ. Họ kể lại những gì đã xảy ra xung quanh nhân vật tên Giêsu, niềm hy vọng của họ và cả sự thất vọng của họ, cảm xúc bị đảo lộn hoàn toàn và xen lẫn cả mối hoài nghi của họ.
– Lời thỉnh mời : xa hơn nữa, sau khi đã nghe lời chúa Giêsu giải thích, họ mời người đồng hành xa lạ này ở lại với họ. Vì họ muốn đi xa hơn nữa, họ muốn tiếp tục cuộc đàm đạo.
– Giây phút Nhận ra Chúa : Kế đến, ngay trong nhà, ngồi quanh bàn ăn, sau khi đã nghe lới của Chúa Jésus và lúc chia sẻ tấm bánh, họ xúc động tận đáy lòng và diễn tả lời đầy ý thức và biết ơn. Họ đọc lại những gì đã xảy ra trên đường đi và kết nối các sự kiện liên quan, kết nối cảm nghiệm của họ giữa cuộc gặp gỡ trên đường đi và trong nhà.
–Làm Chứng : Nhưng họ lại không ngừng ở đó: Lời cuối cùng của họ là lời làm chứng. Một lần nữa, họ kể lại những gì đã xảy ra nhưng cách nhìn của họ đã thay đổi : câu chuyện kể của họ là câu chuyện kể của người xác tín tin vào Thiên Chúa Phục Sinh.
Tuấn (lược dịch)