Anh chị em và các cháu rất thân thương trong tình gia đình Thánh Thể,
CCi Kính gửi đến quý soeurs Nữ Tỳ Thánh Thể (NTTT), qúy cha, quý thầy, quý soeurs thân quen trong tâm tình chia sẻ
- Sống Thánh Thể trong bối cảnh Đại dịch Covid19
Những thông tin về trận đại dịch covid19 cập nhật từng giờ khiến chúng ta ai cũng bị cuốn vào dòng đại dịch.Tuấn xin chia sẻ vài cảm nghiệm trong tâm tình sống Sự Hiện Diện (SA PRÉSENCE) của Thiên Chúa, lắng nghe và đối thoại với Ngài vì Thiên Chúa thật sự Kín đáo Tế nhị (SA DISCRÉTION) trong mọi biến cố của Thế giới và cuộc đời buồn vui của mỗi người. Trong thân phận con người nhỏ bé, mong manh, có thể có lúc chúng ta nghĩ sao Thiên Chúa lại dửng dưng, không ra tay phản ứng gì cả (inaction). Tuy nhiên, chúng ta đâu biết rằng Ngài đang Nói chuyện với chúng ta nhưng chúng ta có khi không nhận ra Tiếng Nói của Ngài. Từ đầu mùa chay 2020, mỗi người chúng ta đều sẵn sàng bước vào cuộc sống SA MẠC/Hoang Địa hay Lui vào Nơi Thanh vắng để gặp gỡ Thiên Chúa và đi vào hội thoại với Ngài bằng con người đích thực của mình, tức là nói THẬT với Ngài tất cả.
Những cụm từ trong trận chiến phòng dịch covid19 hoàn toàn nằm trong cảm nghiệm sống mùa chay thực sự : cách ly với xã hội (social distancing, distanciation sociale), thuật ngữ “cách ly” không diễn tả được hết khái niệm distanciation sociale vì thực chất distanciation là chấp nhận “thoái lui”, tức là tạm nghỉ một thời gian để lấy sức sống tiếp. Vì thế đây cũng là dịp để mỗi người chúng ta theo chân Chúa Giêsu “ lui vào nơi hoang địa”, đây chính là cách ly tự nguyện (isolement volontaire) hay ở mức nghiêm nhặt hơn, đúng nghĩa với khái niện “cách ly” (confinement) hay mình dùng đúng theo kiểu nhà đạo là tĩnh tâm (retraite). Cách ly xã hội ở mức cao nhất là cách ly bắt buộc (quarantaine), đại dịch covid19 thường hay quy định là 14 ngày, theo nghĩa nguyên thuỷ, quarantaine là 40 ngày liên tiếp, giống như Chúa Giêsu được Thần Khí dẫn vào nời hoang địa để ăn chay 40 ngày. Thuật ngữ quarantaine đã được dùng từ năm 1635 để cách ly 40 ngày những người đi du lịch từ vùng có dịch bệnh ( isolement de quarante jours imposé aux voyageurs arrivant d’un endroit où règne une maladie contagieuse ) (MONET).
Vậy mỗi người trong Gia đình Thánh Thể chúng ta cùng tận dụng thời gian distanciation sociale, social distancing để 1) Nói Chuyện Thực Lòng với Chúa Giêsu Thánh Thể nhiều hơn : vì đây là lúc cảm nghiệm đức tin Tôn Thờ Thiên Chúa trong Tinh Thần và Chân Lý khi chúng ta không thể tụ họp cùng nhau Cử hành Thánh Thể, cảm nghiệm communion spirituelle (tiếng việt dịch là Rước Lễ Thiêng liêng) trong thời đại dịch covid 19 toàn cầu, chúng ta có dịp Sống Hiệp thông sâu sắc với Chúa Giêsu Thánh Thể (theo lời khuyên của ĐGH Phanxicô về Giây phút hiệp thông thiêng liêng (communion spirituelle) với Chúa Giêsu Thánh Thể, hiệp thông cầu nguyện cho tất cả những ai đang lo âu vì cách ly, vì nhiễm covid 19, vì sứ vụ chăm sóc y tế công đồng ; và 2) chúng ta chăm sóc những người thân trong gia đình mình nhiều hơn. Bời lẽ, đây là dịp để chúng ta có nhiều thời gian cùng ở bên nhau dưới một mái nhà. Có thể nói đây là dịp Tĩnh tâm cho cả nhà cùng “lui vào hoang địa” để gặp chính Thiên Chúa và cảm nghiệm sống Mầu nhiệm Vượt Qua thực sự.
Trong mọi biến cố, Gia đình Thánh Thể chúng ta cùng đến với Đức Mẹ Thánh Thể.
Phần dưới đây đã được chia sẻ cách đây vài năm, có bổ sung thêm phần trận dịch tả cholera morbus ở Châu âu 1832.
2. Tâm tình biết sống quên mình để Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện trọn vẹn.
Trong một số tài liệu thời cha thánh Eymard có nhắc đến trận dịch tả cholera morbus Châu âu năm 1832, khiến cho nước Pháp bị tử vong hơn 100000 dân.
Trận đại dịch 1832 vẫn còn hậu quả kéo dài tới năm 1835, vì vậy, cha thánh Eymard đã nhắc lại đoạn Tin Mừng Mác-cô (Mc 6,31) sống tâm tình “lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Tĩnh tâm ) để gặp gỡ Chúa:
Venite seorsum in desertum locum, requiescite pusillum [Mc 6,31] – Intrate toti, m. [manete] soli, exite perfecti1. NR 8,1.1Trad.: Venez à l’écart dans un lieu désert, reposez-vous un peu. – Entrez complètement, demeurez seuls, sortez parfaits.
Theo cha thánh Eymard, đại dịch choléra morbus thời của cha, cũng cách ly, cũng phải hy sinh sống distanciation sociale như thời gian tĩnh tâm, đó là lúc một mình tâm tình với Chúa (la solitude du coeur), đó là lúc Thinh Lặng cho mọi giác quan, mọi đam mê, lúc thế giới như tạm dừng (arrêt/pause) để đi vào kết hợp một mình với Thiên Chúa bằng tất cả tâm hồn của mình.
Bản thân Cha thánh Eymard chúng ta, trong những ngày bị cúm (nếu như bây giờ thì cha thánh phải cách ly 14 ngày và xin hẹn để làm test covid19!!!) và cũng gặp chút khó khăn nội bộ và giám mục giáo phận Nantes vào tháng 4 năm 1861, do bị cúm, cha chỉ dâng lễ hàng ngày nhưng cha không làm giờ chầu được, cha đã viết thư (CO 1027,1) tâm sự với một linh mục bạn, trong thư, cha đã diễn giải suy tư của mình về hình ảnh Đức Mẹ Thánh Thể, có một ý rất hay và rất tự nhiên: đó là Đức Mẹ đỡ Chúa Giêsu và giới thiệu Chúa Giêsu Hiện Diện PHÍA TRƯỚC MÌNH (Devant soi), cha Eymard dùng cụm từ tiếng Pháp devant soi với ý nghĩa diễn tả được trọn vẹn con người, nhân cách, đức tính hay triết lý hơn là chính Bản Thể của Mẹ. Còn Chúa Giêsu một tay cầm chén (ciboire), một tay cầm Mình Thánh (hostie) TRAO cho chúng ta. Nếu chúng ta còn nhớ hình ảnh Cha Thái lúc mới từ Bệnh viện về, đã gắng sức Đỡ Chúa Giêsu Thánh Thể lên để xin Chúa Ban Phép Lành cho chúng ta, gương mặt của cha ẩn khuất sau Hào quang Thánh Thể, đây là một cử chỉ nói lên Tâm tình Tự Xoá mình đi, tự huỷ cái Tôi của mình, cái tôi với những vinh dự tam thời. Ý nghĩa DEVANT SOI là thế. Mong rằng mỗi thành viên trong Gđ Thánh Thể cũng theo gương Đức Mẹ Thánh Thể, theo tâm tình cha thánh Eymard mỗi khi suy niệm về Đức Mẹ, đặc biệt trong thời kỳ tạm cách ly do đại dịch covid19.
3. Tâm tình hiệp nhất với Chúa Giêsu
Khi suy niệm về lòng sùng kính Đức Mẹ, cha thánh nêu lên từng thời điểm trong cuộc đời của Mẹ Maria, từ ngày được sứ thần Truyền Tin cho đến lúc ĐỨNG dưới chân thập giá. Cha Eymard chúng ta đã nhấn mạnh đến Sự Hiện Diện của Đức Mẹ cùng với các Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly (Cénacle) theo như Sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật. Cha thánh chúng ta cũng thắc mắc: tại sao thánh Luca chỉ nhắc đến Mẹ hiện diện mà không nói nhiều về vai trò của Mẹ trong Cộng Đoàn Tiên khởi bấy giờ. Cha tự cho giải đáp : Vì trong Nhà Tiệc Ly (cénacle) chỉ có ngôn ngữ tình yêu là chính (c’est le langage de l’amour ref.317,3)). Mẹ đã sống thời gian này bằng chính tình yêu thương của mình, Lòng tôn thờ Thiên Chúa không diễn tả qua ngôn từ được. Mẹ chỉ cảm nghiệm một điều là : Thiên Chúa ngự trong tâm hồn mình và tâm hồn mình được ở Trong Chúa (le règne de Dieu dans l’âme et de l’âme en Dieu, ref.317,3) (giống tâm tình thánh Gioan quá!!!!). Cha thánh diễn tả tâm tình hiệp nhất giữa Mẹ và Chúa Giêsu như sau : Hai tâm hồn hiệp nhất một cách hoàn hảo (ces deux cœurs unis parfaitement, 317,3).
Đức Mẹ Maria, vừa là người trao tặng Thánh Thể cho con người vừa là người dẫn đưa con người trở về với Thánh Thể (Thánh Eymard)
Marie, donnant l’Eucharistie au monde et ramenant le monde à l’Eucharistie, c’est Notre Dame du Très Saint-Sacrement. (St. Eymard)
« Tous d’un même cœur étaient assidus à la prière avec quelques femmes, dont Marie mère de Jésus, et avec ses frères. » (Ac 1, 14) Thân ái trong hiệp thông sâu lắng trong Chúa Giêsu Thánh Thể & trong tâm tình cha thánh Eymard. Tuấn HHTT-Canada
Tập tin Word: Sống Thánh Thể trong bối cảnh covid 19 pandemic.docx